Học thuyết Z đôi khi được coi là một sự “pha trộn” của hai mô hình X và Y, và nghiêng nhiều hơn về phía học thuyết Y, vì nó tập trung vào dài hạn và đề xuất bảo đảm ổn định trong công việc, điều khiển không chính thức, và một mối quan tâm sâu sắc đối với hạnh phúc và phúc lợi của người lao động.
1. Sơ lược về Thuyết Z
William Ouchi là ai?
- William G. “Bill” Ouchi (sinh năm 1943) là một giáo sư người Mỹ và tác giả trong lĩnh vực quản trị doanh nghiệp.
- Giáo sư danh dự của các Tổ chức Quản lý và Tổ chức, Sanford
- Chủ tịch Betty Sigoloff trong việc Đổi mới Công ty tại Trường Quản lý UCLA Anderson
Thuyết Z
Một tổ chức (doanh nghiệp) theo mô hình thuyết Z có ba tính năng chính là
- Sự tin tưởng
- Sự tinh tế
- Sự thân mật
Với thuyết Z, một doanh nghiệp cần thể hiện các đặc điểm sau:
- Tin tưởng lẫn nhau
- Liên kết mạnh mẽ giữa Tổ chức và Nhân viên
- Sự tham gia của nhân viên
- Tổ chức tích hợp
- Phối hợp
- Hệ thống kiểm soát không chính thức
- Phát triển nguồn nhân lực
2. Cách sử dụng
Sau khi nghiên cứu, William Ouchi phát hiện rằng trong những mặt quan trọng, mô hình quản lý doanh nghiệp của Mỹ có sự khác biệt với mô hình quản lý doanh nghiệp của Nhật Bản.
Cụ thể khác biệt giữa mô hình quản lý doanh nghiệp của Mỹ và Nhật được thể hiện ở bảng dưới đây:
3. Vận dụng
General Motor thành công trong việc áp dụng Thuyết Z, đặc biệt là trong việc xây dựng mô hình nhà máy hoạt động theo Ekip theo đúng nguyên tắc và triết lý của thuyết này
General Motor đã cải thiện chất lượng đời sống cho người lao động và nâng cao hiệu quả thông qua việc tham gia tập thể. Nhóm dành hàng trăm giờ để định ra tất cả các giai đoạn cần thiết cho việc chế tạo ra một bộ bánh răng.
Công ty General Motor đã đạt được những thành tựu rất đáng kinh ngạc:
- Chất lượng sản phẩn tốt, gía cả hợp lý
- Đảm bảo 99% lượng hàng giao mà không tăng cước vận chuyển
- Chỉ số an toàn tốt nhất
- Số giờ làm thêm có kiểm soát dưới 2% đối với người làm công ăn lương và người lao động làm theo giờ
- Chi phí hoạt động thấp
- Hiệu quả tăng thêm 96%.
4. So sánh thuyết X – Y – Z
Mỗi học thuyết đều cố gắng phân tích để nhìn rõ bản chất con người và đưa ra những phương pháp điều chỉnh phù hợp. Các học thuyết còn giống nhau ở điểm là cố gắng tạo ra sự công bằng trong đánh giá, xử phạt, bằng các hệ thống chính sách khen, thưởng, kỷ luật của mình.
5. Câu hỏi cho bạn
- Câu 1: Bạn nghĩ sao về việc áp dụng Thuyết Z trong doanh nghiệp như General Motor, và điều gì khiến nó trở thành một mô hình quản lý hiệu quả?
- Câu 2: Trong bối cảnh kinh doanh hiện nay, liệu Thuyết Z có vẫn giữ nguyên giá trị của mình, hay cần các điều chỉnh để phản ánh đúng thực tế và thách thức ?